Du Học Nhật Bản Thông tin học tiếng Nhật Phần 10 Học tiếng Nhật khó không?

Học tiếng Nhật khó không?

Nhu cầu học Nhật ngữ của giới trẻ Việt Nam ngày một gia tăng, do các công ty tập đoàn tại Nhật Bản vào Việt Nam đâu tư, và làm việc ngày càng nhiều và trong tương lai số liệu sẽ khá cao. Để đáp ứng nhu cầu trên, nhiều trung tâm Nhật ngữ xuất hiện khắp nơi trên địa bàn TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng… và ngành Nhật Bản học cũng phát triển mạnh ở các trường Cao đẳng, Đại học.

Từ gian nan đến thành công
Tiếng Nhật, là một trong số những ngoại ngữ thuộc dạng khó học, từ cách viết đến cách nói, vì loại chữ viết không phải là chữ Latin như tiếng Anh, tiếng Việt và cách phát âm có âm gió, theo nhận định của nhiều sinh viên (SV) và giáo viên.
Sau đây là một số quan điểm đối với việc học tiếng Nhật giúp các bạn có thêm kiến thức học tốt hơn:

   Thứ nhất là về bảng chữ cái, có đến 3 bảng chữ cái, một là Hán tự (phải học thuộc từng chữ, học càng nhiều mới đọc được)
   Thứ hai là bảng thuần Nhật (ít dùng)
•   Thứ ba là bảng chữ cái phiên dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Nhật.

Trong ba loại bảng trên, bảng Hán tự là khó học nhất, nhưng nó quyết định khả năng đọc hiểu của học viên.

Ngữ pháp tiếng Nhật cũng khá phức tạp. “Lằng nhằng nhất là kính ngữ, cấp dưới, cấp trên, người đồng môn đều nói khác nhau; người mới gặp và người đã quen từ lâu cũng chào khác nhau”. Ngoài ra, mỗi người Nhật ở các độ tuổi khác nhau đều dùng từ và cách nói hoàn toàn khác, chẳng hạn, trẻ dùng các từ mới, hiện đại, già thì dùng từ cũ. Vì vậy, rất khó mà nắm bắt được người Nhật muốn nói gì.

Đa số các bạn Sinh Viên mới bắt đầu vào chuyên ngành này đều như “vịt nghe sấm”. Mặc dù biết tiếng Nhật khó nhưng phải học thuộc và nhớ mặt chữ, để hiểu rõ nghĩa.

Bạn phải có ý chí vượt qua những khó khăn trong quá trình học tiếng Nhật, và mạnh dạn chọn hướng đi đúng cho mình nên có nhiều người hiện khá thành công trong sự nghiệp gắn với tiếng Nhật. Chị Phạm Kim Hồng, quản lý của văn phòng đại diện công ty Toshin development là một điển hình.
Tốt nghiệp Đại Học Bách khoa, ngành Xây dựng nhưng chị lại có niềm đam mê với tiếng Nhật qua quá trình học ở  trường Nhật ngữ tại Công Ty Hiền Quang trong 5 tháng. Sau đó, chị đã quyết định du học ở Nhật 2 năm khi mà trình độ tiếng Nhật lúc ấy còn khá kém, chỉ nói bập bẹ, bi bô vài từ và chưa biết viết. Giờ đây, chị đã trở thành một người quản lý với một mức lương khá hấp dẫn.

Phải hiểu tâm lý người Nhật
Chia sẻ về các kỹ năng cần có để chuẩn bị cho công việc phiên dịch, cô Bích Thùy cho biết trước hết, phải chuẩn bị kỹ các tài liệu liên quan đến chủ đề của bản dịch văn bản hoặc thông tin dịch cho hội nghị, hội thảo. Bên cạnh đó, phải có kiến thức rộng về ngôn ngữ mẹ đẻ để chuyển tải nội dung hợp lý, không dịch quá sát. Ngoài ra, còn đòi hỏi người dịch phải có khả năng diễn thuyết trước công chúng nếu phiên dịch trực tiếp, giúp người nghe hiểu rõ vấn đề trình bày.

Để trở thành một thông dịch viên chuyên nghiệp, trước hết phải có chất giọng tốt, kế đến là phải hiểu tâm lý, văn hóa và phong cách của người Nhật. “Chọn ngoại ngữ không phải chọn ngành “hot” mà chọn văn hóa mình thích để nâng giá trị con người mình lên”, cô Bích Thùy nhấn mạnh.


Hướng dẫn đăng ký du học Nhật Bản tại đây





Công Ty Hiền Quang chuyên Du Học Nhật Bản

ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ
   - Những người đang đi học hay đi làm có bằng THPT trở lên    
   - Những người đã xin visa tại các công ty du học khác bị rớt    
- Những người đã đi tu nghiệp về đăng ký đi du học trở lại   

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết

du hoc nhat ban